Thông số kỹ thuật – HƯNG PHÚ https://www.vaidiakythuat.info Địa kỹ thuật - Môi trường Sat, 05 Oct 2024 09:21:23 +0000 vi hourly 1 https://www.vaidiakythuat.info/wp-content/uploads/2018/11/cropped-LogoSiteHP-32x32.png Thông số kỹ thuật – HƯNG PHÚ https://www.vaidiakythuat.info 32 32 154134109 Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu https://www.vaidiakythuat.info/tinh-toan-vai-dia-ky-thuat.html https://www.vaidiakythuat.info/tinh-toan-vai-dia-ky-thuat.html#respond Thu, 29 Aug 2024 00:52:47 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=10619 Tài liệu được cung cấp bởi công ty Tencate Thiết kế vải địa kỹ thuật Polyfelt Tính toán vải địa kỹ thuật là gì ? Tính toán vải địa kỹ thuật là một quá trình quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kỹ thuật công trình, nhằm đánh giá khả năng hoạt động của loại vật liệu này trong các ứng dụng khác nhau. Vải địa kỹ thuật không chỉ đơn thuần là một lớp vật liệu; nó còn đóng vai trò như một yếu tố quyết định đến độ bền vững của nền móng công trình, giúp gia

The post Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Tính toán vải địa kỹ thuật

Tính toán vải địa kỹ thuật với các kỹ sư thiết kế, luôn có những vấn đề gặp phải

Tài liệu được cung cấp bởi công ty Tencate Thiết kế vải địa kỹ thuật Polyfelt

Tính toán vải địa kỹ thuật là gì ?

Tính toán vải địa kỹ thuật là một quá trình quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kỹ thuật công trình, nhằm đánh giá khả năng hoạt động của loại vật liệu này trong các ứng dụng khác nhau. Vải địa kỹ thuật không chỉ đơn thuần là một lớp vật liệu; nó còn đóng vai trò như một yếu tố quyết định đến độ bền vững của nền móng công trình, giúp gia tăng tính ổn định của đất và hỗ trợ cho các cấu trúc trên bề mặt.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Theo thông tin được cung cấp, vải địa kỹ thuật có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như loại dệt (dệt, không dệt, phức hợp) và chức năng sử dụng (phân cách, gia cường, lọc, thoát nước). Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi loại vải sẽ có những đặc điểm và chỉ số kỹ thuật riêng biệt, chẳng hạn như độ bền kéo, độ giãn dài, sức kháng thủng và hệ số thấm. Việc tính toán các chỉ số này sẽ giúp các kỹ sư xác định loại vải nào là phù hợp nhất cho từng ứng dụng cụ thể, từ việc thiết kế đường xá cho đến xây dựng các công trình thủy lợi hay cầu cống.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Hãy tưởng tượng bạn đang tham gia vào một dự án xây dựng cầu bắc qua một con sông lớn. Để đảm bảo rằng cầu có thể chịu đựng được áp lực từ lưu lượng nước và trọng tải của phương tiện, bạn cần phải chọn lựa chính xác loại vải địa kỹ thuật. Nếu chọn sai, có thể dẫn đến tình trạng sụt lún, nứt gãy, thậm chí là sự cố nghiêm trọng. Khi đó, việc tính toán không chỉ là một bước đi trong quy trình thiết kế mà còn là một chiến lược ngăn ngừa rủi ro và bảo vệ tài sản cũng như tính mạng con người.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Ngoài ra, việc tính toán còn liên quan đến quy chuẩn và tiêu chí kỹ thuật như TCVN 9844:2013, quy định về thiết kế và nghiệm thu vải địa kỹ thuật. Điều này không chỉ tạo ra một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ mà còn đảm bảo rằng mọi công trình đều đạt được chất lượng tối ưu và an toàn nhất có thể.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Cuối cùng, chúng ta cũng nên xem xét tầm quan trọng của việc ứng dụng vải địa kỹ thuật trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Với các hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan, việc sử dụng vải địa kỹ thuật trong thiết kế cơ sở hạ tầng có thể giúp gia tăng khả năng chống chịu của các công trình trước thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực tế đã cho thấy, những công trình được thiết kế khoa học với sự hỗ trợ của vải địa kỹ thuật có thể giảm thiểu đáng kể chi phí bảo trì và nâng cấp trong tương lai, do đó làm tăng hiệu quả đầu tư.

Giới thiệu 

Những vấn đề thường gặp phải của các kỹ sư ở Việt Nam nói riêng, châu Á nói chung. Là thiết kế và thi công công trình đường bộ và các công trình dân dụng trên nền đất yếu. Bão hòa nước có sức kháng xuyên thủng CBR thường nhỏ hơn 1%.

Đặc tính và địa chất hầu hết ở Việt Nam chủ yếu là đất sét yếu và bùn sét. Chúng có hệ số nén lún và biến dạng rất lớn. Vậy nên cần phải có phương án xử lý lún, nén. Ngăn ngừa các biến dạng lún không đều. Được đề cập một cách khiêm tốn trong bài viết này.

Vải địa kỹ thuật dệtvải địa kỹ thuật không dệt, cũng như Phức hợp. Hiện nay chúng được phổ biến hơn bao giờ hết. Nhằm cải thiện sự ổn định của nền móng trên những tầng đất yếu. Đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian thi công các công trình.

Việc nhận thức rõ ràng về lợi ích của vải địa, cũng như việc tính toán vải địa kỹ thuật phù hợp với công trình. Cũng như các nguyên tắc thiết kế của các kỹ sư ở Việt Nam. Chưa phản ánh đúng thực trạng, cũng như những bất cập mà họ gặp phải chưa phù hợp với đất nền của thực địa.

Bài viết nhằm cung cấp thêm một vài điểm cần tham khảo cho quý khách. Bởi lẻ những Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật và chỉ tiêu thí nghiệm là rất phức tạp. Đòi hỏi yêu cầu thí nghiệm và các chỉ tiêu nghiệm thu theo TCVN 9844 : 2013. 

Bán lẻ vải địa kỹ thuật trồng cây tại Thành Phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh – Vận chuyển trên toàn quốc

Những ưu điểm của công trình sử dụng vải địa

Khi xây dựng nền đường bộ, hoặc các công trình dân sinh khác trên nền đất yếu. Độ bão hòa nước xuất phát từ ổn định hóa nền đường hoặc nền công trình. Trường hợp không dùng vải địa kỹ thuật các lớp vật liệu sẽ trộn lẫn vào nhau. Ứng suất của lực nén từ cơ giới như xe cộ, bị phá vỡ. Và chúng rất khó để đắp theo một khối thông thường.

Khi sử dụng vải địa kỹ thuật, lợi ích mang lại tức thời như sau:

  • Ngăn ngừa đất yếu thâm nhập lên kết cấu nền đường, nền công trình, bảo toàn các tính chất cơ lý của nền móng và do đó đảm bảo tính truyền tải hiệu quả của nền đường và mặt phẳng của các công trình xây dựng trên nó.
  • Giảm khối lượng đất cho khối đắp. Các lớp vật liệu yếu và vật liệu thô không trộn lẫn vào nhau. Bảo đảm khối lượng đất đắp và giảm giá thành thi công.
  • Giảm chiều sâu bóc tách nền móng cho khối đắp. Giảm chi phí cho công tác san lấp mặt bằng.
  • Gia tăng khả năng chịu tải dưới áp lực cục bộ của phương tiện cơ giới.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu  

Lĩnh vực áp dụng

Tài liệu được cung cấp bởi nhà sản xuất vải địa kỹ thuật TS. Tuy vậy, quý bạn có thể sử dụng những tính toán này để áp dụng cho các loại vải không dệt khác. Bất cứ kết cấu của công trình nào được xây dựng trên nền đất yếu. Các tính toán vải địa kỹ thuật này áp dụng trong các lĩnh vực tiêu biểu sau đây:

  • Đường cao tốc, đường nông thôn, đường liên tỉnh liên xã. Hoặc các khối đắp gia cố bờ be.
  • Đê kè, chân đập và lót sử dụng chung với Rọ đá, thảm đá.
  • Sân bãi, kho hàng và cầu cảng.
  • Nền cho các khu dân cư, khu công nghiệp.
Tính toán vải địa kỹ thuật

Các lĩnh vực áp dụng vải địa kỹ thuật không dệt

Các chức năng của vải địa kỹ thuật

Tính toán vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật không dệt TS được các kỹ sư ở Việt Nam sử dụng từ rất sớm. Với công nghệ dệt xuyên kim sợi dài liên tục. Chúng được khuyến cáo sử dụng trong hầu hết các công trình trên nền đất yếu.

Từ những năm 2000 trở lại đây. Thị trường ở Việt Nam, vải địa kỹ thuật không dệt được sản xuất trong nước và dần thay thế chúng ở những công trình trọng điểm Quốc Gia.

Mời quý bạn xem thêm các loại vải địa kỹ thuật không dệt ART của công ty Aritex. Vải địa kỹ thuật không dệt VNT, và mới nhất hiện nay là APT của công ty Thái Châu.

Vải địa kỹ thuật nói chung, kể cả vải địa kỹ thuật dệt, chúng có một chức năng chung là phân cách gia cường và tiêu thoát nước. Trên nền đất yếu có độ bão hòa CBR 1%, gọi là đất mềm “nhũn như cháo” thì mọi công trình xây dựng trên đó đều phải được xử lý với một hoặc nhiều chức năng sau:

  • Phân cách các lớp vật liệu cho khối đắp
  • Gia cường nền đất cho khối đắp
  • Tiêu thoát nước, lọc ngược

Chức năng Phân cách

Tính toán vải địa kỹ thuật

Phương pháp thông thường để ổn định lớp đất trên nền đất yếu, bằng khối đắp có hệ số bão hòa nước là tăng chiều dày khối đắp. Nhằm bù vào lượng đất bị lún hoặc chìm mất vào nền đất yếu. Nếu độ bão hòa CBR nhỏ hơn 0.5 nó có thể tăng chiều dày khối đắp lên gấp đôi.

Việc tính toán vải địa kỹ thuật sử dụng một cách hợp lý, giữa đất yếu và nền đường. Ngăn cản sự hòa lẫn giữa hai loại đất. Ngăn ngừa tổn thất của đất đắp và do đó tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Ngoài ra vải địa kỹ thuật phân cách còn ngăn chặn không cho cốt vật liệu đất yếu thâm nhập vào nền đường. Đảm bảo các tính chất cơ lý của vật liệu đắp.(modul đàn hồi, góc ma sát…) và do đó nền đường hấp thu và chịu được toàn bộ tải trọng của cơ giới.

Chức năng gia cường

Đối với những nền đường có cao độ thấp từ 0.5 đến 1.5m, theo thiết kế khuyến cáo thì nên dùng vải địa kỹ thuật cường độ cao. Chúng được cho như là một kết cấu chịu lực của nền móng đường bộ. Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Trong khi đó hai lực tác động lên nền của cơ giới, lực kháng kéo của vải địa kỹ thuật gia cường là theo phương ngang. Lực tác động của bánh xe cơ giới là theo phương đứng.

Vải địa kỹ thuật gia cường hiện nay ở Việt Nam thông dụng nhất vẫn là vải địa kỹ thuật dệt GET. Chúng được sử dụng cùng với các loại thông dụng như vải địa kỹ thuật PP hoặc vải địa kỹ thuật cường độ cao nhập khẩu.

Cường độ chịu kéo và chịu uốn, biến dạng của vải rất quan trọng. Chúng quyết định hầu hết lực chịu tải của bánh xe lên nền đường. Trong thực tế, tải trọng của bánh xe lên nền có vải địa kỹ thuật. Chủ yếu là vải có chức năng phân cách, hơn là vải gia cường cốt liệu.

Trong trường hợp đường có tầng mặt cấp cao. (đường nhựa, đường bê tông). Hiệu năng từ chức năng gia cường rất giới hạn. Bởi vì để lực kéo của vải địa có tác dụng. Chuyển vị của mặt đường phải lớn trong kết cấu móng. Để lực biến dạng ngang tương ứng. Điều này không cho phép trong thiết kế của tầng mặt đường cấp cao.

Tính toán vải địa kỹ thuật

Trường hợp xây dựng đê đập, hay đường có khối đắp cao, có thể dẫn đến khả năng trượt mái hoặc chuyển vị ngang của đất đắp. Vải địa kỹ thuật gia cường có thể đóng vai trò cốt gia cường.

Cung cấp lực chống trượt theo phương ngang, nhằm gia tăng ổn định của mái dốc. Trong trường hợp này vải địa có chức năng gia cường. Mời bạn xem tiếp phần sau.

Việc tính toán vải địa kỹ thuật không dệt, trong trường hợp phân cách. Là một loại vật liệu có khả năng tiêu thoát tốt, cả hai phương đứng và ngang. Vì vậy loại vải này có khả năng tiêu tán nhanh các áp lực nước thặng dư trong quá trình thi công.

Do đó sức kháng cắt của khối đắp sau khi thi công sẽ được gia tăng.

Vải địa kỹ thuật dệt trong trường hợp này, khả năng tiêu thoát kém. Hoặc các loại vải địa kỹ thuật có kích thước lổ không đáp ứng, dễ bồi tắc vô tình chúng lại làm như một lớp chống thấm. Vải địa kỹ thuật lúc này lại làm chậm quá trình cố kết của nền đất đắp.

Phân biệt các tính năng của vải địa kỹ thuật

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tính toán vải địa kỹ thuật và thiết kế. Giữa đất đắp và nền đất yếu là việc xác định chức năng chính của vải Phân cách hay Gia cường.

Xây dựng các loại đường và công trình đất

Đối với các công trình trên nền đất yếu với chiều cao tương đối thấp. Chức năng chính (Sơ cấp) của vải địa là chức năng phân cách, kể cả trong quá trình xây dựng. Cũng như trong thời kỳ vận hành sau này.

Các chức năng thứ cấp như, tiêu thoát, lọc ngược. Góp phần đáng kể và làm cải thiện điều kiện làm việc của nền đường đắp trên các loại nền đất yếu bão hòa nước. Có độ bão hòa CBR 1%.

Tính toán vải địa kỹ thuật

Đê đập và đường dẫn vào cầu

Trong công tác xây dựng đường dẫn vào cầu và đê đập cao. Việc đánh giá ảnh hưởng của vải địa trong mỗi giai đoạn thi công tương ứng là rất cần thiết. Thường xuyên và theo dõi chặt chẽ hơn. Chức năng phân cách đóng vai trò chính trong các trường hợp sau:

  • Trong quá trình thi công, chiều cao khối đắp chưa đủ lớn để gây ra ứng suất kéo thích hợp trong vải địa.
  • Nếu phá hủy của đập là “phá hủy nền” (trượt sâu không qua thân đập) do khả năng chịu tải của nền quá nhỏ. Toàn bộ thân đập chìm lún sâu xuống nền đất yếu.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

  • Nếu thời gian thi công đủ dài cho nền đất yếu cố kết. Theo dõi sự gia tăng sức kháng cắt sau mỗi lớp đất đắp.

Các chức năng chính của vải địa kỹ thuật gia cường, đồng thời là phân cách trong các trường hợp sau:

  • Ở cuối giai đoạn thi công. Khi mà áp lực đứng do chiều cao đất đắp gây ra đủ lớn, để phát triển biến dạng ngang trong vải địa. Trong trường hợp này, mặt trượt cắt qua lớp vải địa theo kiểu Phá hủy chân. (Trượt sâu qua thân và nền đập).
  • Thời gian không đủ để nền đất yếu cố kết và gia tăng sức kháng cắt sau mỗi lớp đất đắp.

Trong tất cả các ứng dụng trên. Các chức năng tiêu thoát và lọc ngược của vải địa kỹ thuật rất quan trọng. Nhằm tạo điều kiện tiêu tán nhanh áp lực nước thặng dư trong các kẻ rổng của quá trình thi công khối đắp.

Các tiêu chuẩn thiết kế

Với những ứng dụng mà vải địa có những chức năng chính là phân cách. Tiêu biểu như các loại đường có và không có mặt cấp cao. Thì các tiêu chuẩn chính cho việc chọn lựa vải địa kỹ thuật là.

  • Vải có khả năng chống hư hỏng trong thi công và lắp đặt
  • Vải có đặc điểm thích hợp là lọc ngược và tiêu thoát nước.

Với các đê đập cao, các chức năng chính là gia cường và phân cách, thì cường độ chịu kéo của vải cũng phải đủ lớn. Vải cũng phải chịu được ứng suất thi công của cơ giới, đảm bảo tính chất thoát nước hai chiều trong vải, tiêu thoát lọc ngược.

Tính toán vải địa kỹ thuật – Sức kháng chọc thủng trong thi công

Để có khả năng phân cách hiệu quả. Vải địa kỹ thuật phải được bảo đảm không bị chọc thủng,hư hỏng trong thi công. Trong khi đổ đất, đặc biệt là trên diện rộng. Các vật liệu sắc nhọn, các lớp đắp không đủ dày. Do đó chiều dày thiết kế tối thiểu của vải là phải được đảm bảo trong suốt quá trình thi công.Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Ngăn ngừa các trường hợp chọc thủng vải như, bánh xích xe cớ giới, đất đá sắc nhọn, rễ cây thực vật… Vì thế vải địa kỹ thuật phải thỏa mãn các yêu cầu đó xuyên suốt quá trình thi công nền đất, nền đường.

Lực kháng xuyên thủng trong tính toán vải địa kỹ thuật có thể xác định dựa theo điều kiện cân bằng lực sơ họa. Tổng nội lực theo phương đứng sinh ra trong vải địa là (FEven) ngay tại thời điểm xuyên thủng được tính như sau:

Feven = πdh.hh.P Trong đó

  • dh = Đường kính trung bình của lổ thủng
  • hh = Độ lún xuyên thủng lấy bằng dh
  • P = Áp lực do tải trọng bánh xe tác dụng ở cao trình lớp vải.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Cần lưu ý rằng, để đánh giá sức kháng thủng trong thi công và lắp đặt. Cần phải xem xét cả về cường độ chịu kéo, lẫn biến dạng kéo đứt của vải. Để hấp thu và chống đỡ ứng suất xuyên thủng, vải địa kỹ thuật không dệt  phải có độ giãn dài lớn. Hoặc cường độ chịu kéo cao, hoặc cả hai trường hợp. Vì năng lượng chọc thủng là tích số của cường độ chọc thủng và độ giãn dài khi thủng.

Vì vậy. Để thỏa mãn một năng lượng chọc thủng, vải có độ dài kéo đứt nhỏ hơn cần phải có cường độ chọc thủng thiết kế lớn hơn và ngược lại. Vải có độ giãn dài kéo đứt lớn hơn có thể chọn cường độ tương ứng nhỏ hơn.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu  

Tính toán vải địa kỹ thuật theo Tiêu chuẩn lọc ngược

Tính toán vải địa kỹ thuật

Hai tiêu chuẩn để đánh giá về đặc trưng lọc ngược, là khả năng giữ đất và hệ số thấm của vải. Vải địa kỹ thuật cần phải có kích thước lổ hổng đủ nhỏ để ngăn chặn không cho các hạt đất cần bảo vệ đi qua. Đồng thời kích thước lổ cũng phải đủ lớn để khả năng thấm nước. Bảo đảm cho áp lực nước trong kẻ rỗng được thoát đi nhanh chóng.

Tiêu chuẩn về vải địa kỹ thuật không dệt TS hiện nay. Được cho là tốt nhất bởi công nghệ dệt xuyên kim sợi dài. Được minh họa trong bảng 4.

Tiêu chuẩn này được thiết kế dựa trên kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và ở hiện trường. Trong thời gian 20 năm qua mà nhà sản xuất vải địa kỹ thuật TS đã cung cấp.

Đường kính lổ hổng hiệu dụng của vải địa kỹ thuật TS. Được chọn lựa trên loại đất đắp với nền đất sét yếu, cùng với trầm tích ở vùng Đông Nam Á. Thường chỉ số dẻo lớn hơn 17.

Với đất sét có chỉ số dẻo lớn hơn 17 thì kích thước lổ O 3. Thường không cần sử dụng vải địa kỹ thuật phân cách, mà chỉ cần thiết cho chức năng lọc ngược, phân cách và tiêu thoát.

Mối tương quan giữa CBR và sức kháng cắt không thoát nước (Cu) của đất được trình bày trong bảng 3.

Phương pháp 1: Phương pháp AASHTO

Phương pháp này do hiệp hội Giao Thông và Xa Lộ Hoa Kỳ đề xuất năm 1972. Được bổ sung và cải tiến từ thực tiển sau 20 năm áp dụng vải địa kỹ thuật TS thi công các loại đường cùng với các kết quả bổ sung trong phòng thí nghiệm.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Trong trường hợp đường không có tầng mặt cấp cao, cần phải cộng thêm ít nhất 75mm vào chiều dày tính toán của lớp trên cùng. Nhằm bù trừ tổn thất cho xe và mưa gió. Ngoài ra trong trường hợp không dùng vải địa kỹ thuật phân cách, cũng cần phải cộng thêm ít nhất 150mm vào chiều dày của lớp dưới cuối cùng đề bù cho phần nền đường bị đất yếu thâm nhập.

Phương pháp 2: Phương pháp Steward (1977)

Phuong pháp này được Steward, Williamson và Mohney (1977)  đề xuất. Được cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ sử dụng (USFS), dựa trên cơ sở phân tích lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, từ trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.

Phương pháp này xem xét viết lún có thể xảy ra do tải trọng xe. Trong trường hợp không có vải. Khả năng chịu tải của nền đất yếu dưới tải trọng của bánh xe được tính theo công thức cổ điển. (Cu,Nc) trong đó Cu là sức kháng cắt không thoát nước của đất nền và Nc là hệ số khả năng chịu tải được xác định theo bảng 5. Phạm vi áp dụng của phương pháp Steward như sau:

  • Số lượt xe tác dụng không quá 10.000
  • Đất đắp hạt thô được dầm nện với CBR >80.
  • Nền đất yếu có CBR <3.

Sức kháng cắt không thoát nước (Cu) của đất nền có thể tính từ CBR như sau:

Cn(kPa) = 28 x CBR

Giá trị của Nc được xác định từ chiều sâu viết lún, r số lượt xe tương đương, W80kN cho trường hợp có và không có vải địa phân cách (Bảng 5). Từ đó tính được chiều dày thiết kế theo giá trị (CuNc) và loại tải trọng xe ở các hình 15, 16 và 17.

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Tính toán vải địa kỹ thuật cho Thiết kế đường có tầng mặt cấp cao

Đường có tầng mặt cấp cao (Nhựa asphalt, bê tông v.v…) không cho phép có vết lún. Vì vậy Christopher và Holtz (1991) đề nghị các giới hạn sau đây nhằm ngăn ngừa vết lún.

  • Vải địa kỹ thuật không làm tiết giảm chiều dày tính toán vải địa kỹ thuật của các lớp vật liệu trong kết cấu móng, kể cả móng trên (base Course) và móng dưới (subbase course).
  • Giữa nền đất yếu và móng dưới (subbase) cần phải có thêm một lớp đất đắp. (Có thể là cùng hoặc khác với loại vật liệu móng dưới). Gọi là lớp ổn định hóa nền đường. Nhằm bảo đảm ổn định chất lượng thi công đầm nén lớp nền đường theo thiết kế. Ngăn ngừa các vết lún và phá hoại cục bộ của lớp nền đường chịu lực. Chiều dày của lớp ổn định này giảm đáng kể khi dùng vải địa kỹ thuật làm lớp phân cách.
  • Lún và thoát nước cũng cần phải được xem xét, đánh giá đầy đủ như các thiết kế thông thường.

Đối với lớp đất đắp ổn định hóa nền đường vừa nêu. Việc thiết kế vải địa phân cách cũng tiến hành tương tự như đối với đường không có tầng mặt cấp cao. Như tải trọng xe tính toán là tải trọng và số lượt xe trong thời kỳ thi công.

Dựa vào các giả thiết trên. Trình tự thiết kế như sau

  1. Thiết kế các lớp áo đường theo phương pháp AASHTO không có vải
  2. Thiết kế chiều dày lớp đất đắp ổn định hóa nền đường với lớp vải địa phân cách trên nền đất yếu theo trình tự giống như đường không có tầng mặt cấp cao, dùng phương pháp AASHTO. Vải địa kỹ thuật không dệt TS cải tiến. Cho tổng số lưỡng xe quy đổi lớn hơn 1.000. Hoặc dùng phương pháp Steward (đối với xe quy đổi nhò hơn 1000).
  3. tổng chiều dày của đường là tổng chiều dày của lớp xác định ở bước 1 và bước 2 nêu trên.
  4. Xác định sức kháng xuyên thủng của vải trong thi công
  5. Kiểm tra tiêu chuẩn lọc ngược của vải
  6. Lựa chọn vỉ, thiết lập các quy định kỹ thuật về vật liệu

Tính toán vải địa kỹ thuật

  Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Thiết kế đường không có tầng mặt cấp cao và sân kho bãi

Đối với đường có tầng mặt cấp thấp, một chiều sâu giới hạn của viết lún thường được cho phép xảy ra trong quá trình sử dụng. Vì vậy toàn bộ chiều dày của đường xem như hệ thống một lớp.

Quy trình thiết kế như sau:

  1. Thiết kế chiều dày đất đắp trên đất  yếu không có vải phân cách thỏa mãn điều kiện xe thi công theo phương pháp AASHTO.
  2. Thiết kế chiều dày lớp đất trên đất yếu có vải địa phân cách, thỏa mãn điều kiện xe thi công theo phương pháp AASHTO – Stewar tổng hợp nhỏ hơn 10.000 lượt xe.
  3. Lựa chọn chiều dày lớn nhất tính được trong bước 2.
  4. So sánh chiều dày và giảm giá thành trong trường hợp có và không có sử dụng vải.
  5. Tính toán cường độ kháng chọc thủng của vải.
  6. Kiểm tra tiêu chuẩn lọc ngược
  7. Lựa chọn vải và lập quy định kỹ thuật vật liệu

Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu

Tạm kết

Tính toán vải địa kỹ thuật trong thi công các công trình trên nền đất yếu, hiện nay tại Việt Nam có các quy chuẩn thiết kế và nghiệm thu riêng. Vải địa kỹ thuật TSvải địa kỹ thuật ART được ứng dụng sớm nhất từ những năm 1990.

Tài liệu này được cung cấp bởi công ty Polyelt. Tài liệu bao gòm các phương pháp tính toán vải địa kỹ thuật trong công trình, thích hợp với địa chất vùng đông Nam Á. Những sai lầm mà các kỹ sư thương mắc phải trong công tác thiết kế và thi công.

Hưng Phú xin phép tổng hợp lại những phương pháp thiết kế. Cũng như lắng nghe từ các chuyên gia về lĩnh vực. Nếu bạn cần thêm thông tin. Hãy liên hệ hoặc để lại một thông điệp bên dưới bài viết của chúng tôi. Một lần nữa xin trân trọng cám ơn.

Kính chào và hẹn gặp lại

The post Tính toán vải địa kỹ thuật với các tiêu chuẩn thiết kế công trình trên nền đất yếu appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/tinh-toan-vai-dia-ky-thuat.html/feed 0 10619
Thông số vải địa kỹ thuật ART 9 – 9kN/m https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art9.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art9.html#respond Thu, 22 Aug 2024 01:25:34 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7220 Thông số vải địa kỹ thuật ART 9  Vải địa kỹ thuật ART 9 là một vật liệu có đặc tính ưu việt, rất phù hợp cho các ứng dụng trong ngành xây dựng và công trình dân dụng. Theo thông tin từ các nguồn khác nhau, vải này được sản xuất với cường độ chịu kéo đạt 9 kN/m, trọng lượng khoảng từ 125g/m² đến 130g/m². Điều này cho thấy rằng ART 9 không chỉ đảm bảo sức mạnh mà còn nhẹ, giúp dễ dàng vận chuyển và thi công. Độ dày của vải ART 9 dao động từ

The post Thông số vải địa kỹ thuật ART 9 – 9kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số vải địa kỹ thuật ART 9 

Vải địa kỹ thuật ART 9 là một vật liệu có đặc tính ưu việt, rất phù hợp cho các ứng dụng trong ngành xây dựng và công trình dân dụng. Theo thông tin từ các nguồn khác nhau, vải này được sản xuất với cường độ chịu kéo đạt 9 kN/m, trọng lượng khoảng từ 125g/m² đến 130g/m². Điều này cho thấy rằng ART 9 không chỉ đảm bảo sức mạnh mà còn nhẹ, giúp dễ dàng vận chuyển và thi công.

Thông số vải địa kỹ thuật ART 9 - 9kN/m

Độ dày của vải ART 9 dao động từ 1.0 mm đến 1.2 mm tùy theo từng nhà cung cấp, với khả năng kháng thủng CBR lên đến 1500N. Đây là một thông số quan trọng, đặc biệt khi vải này được sử dụng trong các công trình như cầu đường, nơi chịu áp lực lớn và cần khả năng chống lại tác động từ ngoại lực. Đặc điểm này cũng cho phép ART 9 hoạt động hiệu quả trong việc tăng cường độ ổn định cho đất nền, giảm thiểu nguy cơ sụt lún hay lún không đều.

Khả năng thoát nước của vải địa kỹ thuật ART 9 rất tốt, điều này không những góp phần vào việc điều chỉnh độ ẩm của đất mà còn giảm thiểu tình trạng ngập úng sau mưa lớn. Vải được làm từ các sợi polymer cao cấp, mang lại độ bền cao và khả năng chống thấm nước tốt. Có thể hình dung rằng vải này như một “lớp bảo vệ” cho nền đất, vừa tạo ra sự chắc chắn, vừa bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài.

Thông số vải địa kỹ thuật ART 9 - 9kN/m

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở các thông số kỹ thuật mà chúng ta còn cần lưu ý đến cách sử dụng và ứng dụng thực tế của ART 9. Việc lựa chọn loại vải địa kỹ thuật nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại công trình, điều kiện địa chất và yêu cầu cụ thể về mặt kỹ thuật. Ví dụ, trong một dự án xây dựng cầu đường, việc sử dụng vải địa kỹ thuật ART 9 có thể mang lại lợi ích lớn hơn so với các loại vải khác nhờ vào những chỉ tiêu vượt trội như sức kháng xé và độ bền kéo.

Một khía cạnh thú vị khác là việc ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thấy giá trị của vải địa kỹ thuật ART 9 trong việc tối ưu hóa chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Việc sử dụng vật liệu có tính năng vượt trội mà giá thành hợp lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, từ đó nâng cao hiệu quả tổng thể của dự án.

Thông số vải địa kỹ thuật ART 9 - 9kN/m

Vì vậy, nếu bạn đang trong quá trình hoạch định hoặc triển khai một dự án liên quan đến kết cấu đất, vải địa kỹ thuật ART 9 là một lựa chọn đáng chú ý. Sự cân bằng giữa độ bền, khả năng chống thấm và trọng lượng nhẹ khiến cho nó trở thành một giải pháp lý tưởng cho nhiều loại công trình khác nhau.

  • Vải địa kỹ thuật ART9 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART9 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 9kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART9 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách: 4mx250m = 1.000m2/cuộn – Định Lượng: 125gr/m2
  • Thông số vải địa kỹ thuật art9

Thông số vải địa kỹ thuật ART 9 - 9kN/m

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 9
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 9.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 50
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 560
Grab Elongation Độ giãn dài khi bị kéo giật ASTM D 4632 % 40/65
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR DIN 54307 N 1500
Trapezoidal Tear Strength Cường độ chịu xé rách ASTM D 4533 N 240
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn BS 6906/6 mm 27
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước BS 6906/3 l/m2/s 170
Mass Per Unit Area Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 125
Thickness Độ dày ASTM D5199 mm 1.2

Bảng thông số vải địa kỹ thuật art9

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A  

The post Thông số vải địa kỹ thuật ART 9 – 9kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art9.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7220
Thông số vải địa kỹ thuật ART11 – 11kN/m https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art11-11kn.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art11-11kn.html#respond Thu, 22 Aug 2024 01:21:34 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7224 Vải địa kỹ thuật ART11 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
Vải địa kỹ thuật ART11 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 11kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.

The post Thông số vải địa kỹ thuật ART11 – 11kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số vải địa kỹ thuật ART11 

Vải địa kỹ thuật ART11 là một sản phẩm đáng chú ý trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng, nhờ vào những thông số kỹ thuật nổi bật. Được biết đến với cường lực kéo đạt 11 kN/m, vải này không chỉ có trọng lượng nhẹ (145 g/m²) mà còn sở hữu độ dày lý tưởng khoảng 1,1 mm. Những thông số này cho thấy khả năng chịu tải và độ bền của vải, làm cho nó trở thành lựa chọn hàng đầu trong các ứng dụng đòi hỏi sự chắc chắn và ổn định.

Thông số vải địa kỹ thuật ART11 - 11kN/m

Đặc biệt, vải địa kỹ thuật ART11 được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ tiên tiến, cho phép sản phẩm đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe của ngành công nghiệp hiện đại. Sản phẩm này không chỉ đơn thuần là vật liệu xây dựng; nó còn thể hiện sự phát triển công nghệ trong nước, góp phần giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Điều này cũng phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nội địa, hỗ trợ nền kinh tế quốc dân.

Một yếu tố khác cũng cần được đề cập là tính linh hoạt của vải địa ART11. Với chiều dài cuộn khoảng 4m và đường kính cuộn khoảng 60cm, vải này rất thuận tiện trong việc vận chuyển và lắp đặt. Trong thực tế, các kỹ sư có thể dễ dàng thao tác và sử dụng sản phẩm này trong nhiều dự án khác nhau, từ xây dựng đường giao thông cho đến các công trình thủy lợi.

Thông số vải địa kỹ thuật ART11 - 11kN/m

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là cách mà vải địa kỹ thuật ART11 có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực đến môi trường và sự phát triển bền vững. Nhờ vào khả năng chống thấm và sự bền vững trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, vải này có thể giúp ngăn chặn xói mòn đất và bảo vệ hệ sinh thái trong quá trình thi công. Thực tế này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển hạ tầng và bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, sự tăng trưởng của thị trường vải địa kỹ thuật tại Việt Nam chính là minh chứng cho tiềm năng to lớn trong ngành xây dựng. Với những thông số ưu việt như vậy, vải địa kỹ thuật ART11 không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn mở ra hướng đi mới cho việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường trong tương lai.

Thông số vải địa kỹ thuật ART11 - 11kN/m

  • Vải địa kỹ thuật ART11 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART11 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 11kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART11 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách 4mx225m = 900m2/Cuộn – Định Lượng: 150gr/m2 
  • Tham khảo thêm bảng thông số vải địa kỹ thuật ART11 để biết thêm các thông tin chi tiết.

Thông số vải địa kỹ thuật ART11 - 11kN/m

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 11
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 11.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 50
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 630
Grab Elongation Độ giãn dài khi bị kéo giật ASTM D 4632 % 60
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR DIN 54307 N 1700
Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng thanh ASTM D 4833 N 350
Trapezoidal Tear Strength Cường độ chịu xé rách ASTM D 4533 N 275
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn BS 6906/6 mm 25
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước BS 6906/3 l/m2/s 150
Pore Opening Size O90 Kích thước lỗ O90 EN ISO 12956 micron 90
Mass Per Unit Area Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 150
Thickness Độ dày ASTM D 5199 mm 1.3

Bảng thông số vải địa kỹ thuật art11

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A  

The post Thông số vải địa kỹ thuật ART11 – 11kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art11-11kn.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7224
Thông số vải địa kỹ thuật art17 – Đặc điểm và ứng dụng trong xây dựng https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art17-17kn.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art17-17kn.html#respond Thu, 22 Aug 2024 01:18:20 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7242 Thông số vải địa kỹ thuật art17  Vải địa kỹ thuật ART17 là một loại vật liệu xây dựng đặc biệt, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và bền vững của các công trình xây dựng. Với cường độ chịu kéo lên đến 17 kN/m, sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà còn phù hợp với nhiều loại dự án khác nhau từ đường bộ, cầu cảng cho đến hệ thống nền móng yếu. Một trong những thông số kỹ thuật nổi bật của vải địa kỹ thuật ART17

The post Thông số vải địa kỹ thuật art17 – Đặc điểm và ứng dụng trong xây dựng appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số vải địa kỹ thuật art17 

Vải địa kỹ thuật ART17 là một loại vật liệu xây dựng đặc biệt, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và bền vững của các công trình xây dựng. Với cường độ chịu kéo lên đến 17 kN/m, sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà còn phù hợp với nhiều loại dự án khác nhau từ đường bộ, cầu cảng cho đến hệ thống nền móng yếu.

Thông số vải địa kỹ thuật art17 - Đặc điểm và ứng dụng trong xây dựng

Một trong những thông số kỹ thuật nổi bật của vải địa kỹ thuật ART17 chính là độ dãn dài khi đứt đạt từ 50% đến 75%. Điều này cho thấy sản phẩm có khả năng co giãn tốt, giúp giảm thiểu tác động của các lực ngoại cảnh lên cấu trúc, đồng thời bảo vệ nền móng khỏi sự lún sụt và biến dạng không mong muốn. Hơn nữa, sức kháng xé hình thang là 400N và sức kháng thủng thanh đạt 520N, điều này càng khẳng định khả năng chịu tải và bảo vệ nền đất hiệu quả của vải.

Việc sử dụng vải địa kỹ thuật ART17 trong các công trình xây dựng không chỉ mang lại lợi ích về mặt kỹ thuật mà còn có tác động tích cực đến môi trường. Sản phẩm được sản xuất từ xơ Polyester hoặc Polypropylene, loại vật liệu có khả năng tái chế cao, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành xây dựng. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi nhiều quốc gia đang nỗ lực hướng tới các giải pháp xanh hơn.

Thông số vải địa kỹ thuật art17 - Đặc điểm và ứng dụng trong xây dựng

Ngoài ra, giá cả phải chăng cũng là một điểm cộng lớn khiến ART17 trở nên phổ biến trong các dự án xây dựng tại Việt Nam. Việc cung cấp sản phẩm với chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực có nguồn vốn hạn chế.

Thông số vải địa kỹ thuật art17 - Đặc điểm và ứng dụng trong xây dựng

Cuối cùng, việc theo dõi và cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến vải địa kỹ thuật ART17 sẽ giúp các nhà thầu và kỹ sư có thể áp dụng đúng cách và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng sản phẩm trong thực tiễn. Chính vì vậy, không chỉ dừng lại ở những thông số kỹ thuật hấp dẫn, mà việc hiểu rõ về ứng dụng và lợi ích của vải địa kỹ thuật ART17 sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả và bền vững cho các công trình xây dựng trong tương lai.

Thông số vải địa kỹ thuật art17 - Đặc điểm và ứng dụng trong xây dựng

  • Vải địa kỹ thuật ART 17 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART 17 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 17kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART 17 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách 4mx150m = 600m2/Cuộn – Định Lượng:220g/m2
  • Bảng thông số vải địa kỹ thuật ART17 chi tiết kèm theo

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 17
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 17.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 50/75
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 1000
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR ASTM D 4833 N 2700
Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng thanh ASTM D 4533 N 520
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn BS 6906/3 mm 19
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước EN ISO 12956 l/m2/s 90
Pore Opening Size O90 Kích thước lỗ O90 ASTM D 5261 micron 80
Mass Per Unit Area Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 220
Thickness Chiều dày ASTM D 5199 mm 2.0

Bảng thông số vải địa kỹ thuật art17

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A  

The post Thông số vải địa kỹ thuật art17 – Đặc điểm và ứng dụng trong xây dựng appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art17-17kn.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7242
Thông số vải địa kỹ thuật không dệt ART7 – 7kN/m https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-khong-det-art7.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-khong-det-art7.html#respond Thu, 22 Aug 2024 01:11:56 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7214 Thông số vải địa kỹ thuật ART7 Vải địa kỹ thuật ART 7 là một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt trong các công trình liên quan đến nền móng và địa chất. Theo thông tin từ các nguồn khác nhau, vải này có cường độ chịu kéo khoảng 7 kN/m, trọng lượng 105g/m², và độ dày đạt 1.0mm với sức kháng thủng CBR lên tới 1500N. Các thông số này cho thấy ART 7 không chỉ đáp ứng được yêu cầu về độ bền mà còn có khả năng hoạt động tốt trong môi

The post Thông số vải địa kỹ thuật không dệt ART7 – 7kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số vải địa kỹ thuật ART7

Vải địa kỹ thuật ART 7 là một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt trong các công trình liên quan đến nền móng và địa chất. Theo thông tin từ các nguồn khác nhau, vải này có cường độ chịu kéo khoảng 7 kN/m, trọng lượng 105g/m², và độ dày đạt 1.0mm với sức kháng thủng CBR lên tới 1500N. Các thông số này cho thấy ART 7 không chỉ đáp ứng được yêu cầu về độ bền mà còn có khả năng hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt.

Thông số vải địa kỹ thuật không dệt ART7 - 7kN/m

Một trong những ưu điểm nổi bật của vải địa kỹ thuật ART 7 là tính chất không dệt của nó. Điều này giúp sản phẩm có khả năng phân cách, ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, cầu cảng, và nhiều ứng dụng khác trong lĩnh vực địa chất. Chức năng này tương tự như việc sử dụng một lớp đệm mềm để bảo vệ một mặt phẳng dưới áp lực lớn, giúp cải thiện sự phân bố tải trọng và ngăn ngừa sự lún nứt.

Hơn nữa, với kích thước lỗ O95 là 150 micron, ART 7 có khả năng thoát nước tốt, điều này cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát nước ngầm và giảm thiểu nguy cơ gây sụt lún hoặc sạt lở đất. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta không sử dụng một sản phẩm như vậy trong các dự án xây dựng, thì những tác động xấu từ nước mưa có thể khiến nền đất trở nên yếu đi, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho công trình.

Thông số vải địa kỹ thuật không dệt ART7 - 7kN/m

Về mặt kinh tế, giá thành của vải địa kỹ thuật ART 7 cũng là một yếu tố hấp dẫn khi mà nó được quảng bá là có giá rẻ nhất trên thị trường. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí cho nhà đầu tư mà còn mở rộng khả năng tiếp cận cho các dự án quy mô nhỏ hoặc vừa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng sự tiết kiệm chi phí không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong quá trình thi công.

Cuối cùng, vải địa kỹ thuật ART 7 không chỉ đơn thuần là một vật liệu xây dựng; nó còn đại diện cho xu hướng phát triển bền vững trong ngành xây dựng. Việc lựa chọn vật liệu phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất công trình mà còn góp phần bảo vệ môi trường, điều này ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Sự hiểu biết sâu sắc về các thông số và ứng dụng của ART 7 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ sư và nhà thầu trong việc đưa ra quyết định đúng đắn cho các dự án của họ.

Thông số vải địa kỹ thuật không dệt ART7 - 7kN/m

  • Vải địa kỹ thuật ART7 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART7 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 7kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART7 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách: 4m x250m = 1.000m2/cuộn. Định Lượng: 110gr/m2

Vải địa kỹ thuật ART7, với thông số 7kN/m, nổi bật như một giải pháp hữu hiệu trong lĩnh vực xây dựng và cải thiện nền đất. Được biết đến với khả năng tăng cường ổn định của nền đất, loại vải này không chỉ đơn thuần là một vật liệu mà còn là một yếu tố quyết định cho thành công của các dự án hạ tầng. Vải địa kỹ thuật, đặc biệt là dạng không dệt như ART7, đóng vai trò giống như một lớp bảo vệ trong hoạt động xây dựng, ngăn chặn sự phân tán của đất, cũng như nâng cao khả năng chịu tải và độ bền của mặt đất khi tiếp xúc với các lực tác động từ bên ngoài .

Ứng dụng đa dạng và hiệu quả

Một trong những điểm mạnh nổi bật của vải địa ART7 chính là tính ứng dụng rộng rãi. Từ việc gia cố nền đất yếu trong các dự án cầu đường cho đến xây dựng các công trình kiến trúc lớn, ART7 đã chứng minh được giá trị của mình như một lớp đệm hỗ trợ cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, vải ART7 còn có thể sử dụng trong việc kiểm soát xói mòn và tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống thoát nước, điều này không chỉ mang lại những kết quả tích cực ngay trong quá trình thi công mà còn nâng cao tuổi thọ của công trình sau đó .

Tính năng nổi bật

Với thông số kỹ thuật như 7kN/m, vải ART7 thể hiện khả năng chịu tải tốt, tương tự như cách mà một lớp áo giáp bảo vệ cơ thể khỏi các lực va chạm. Điều này cho thấy rằng việc lựa chọn đúng loại vải địa có thể có tác động dự đoán tới khả năng chống đỡ và bền bỉ của cả một dự án. Sự phối hợp giữa các yếu tố như chất liệu, cấu trúc sợi, và kỹ thuật thi công là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất cuối cùng của công trình .

Một cái nhìn toàn diện về độ bền

Hãy tưởng tượng trong một kịch bản nơi một công trình gánh chịu nhiều áp lực từ môi trường như mưa lớn hoặc việc vận chuyển hàng hóa nặng. Nếu không có sự hỗ trợ từ vải địa kỹ thuật ART7, nền đất có thể bị lún, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như nứt tường hoặc sụp đổ. Do đó, tính bền vững trong thiết kế công trình cần phải xem xét một cách cẩn thận, không chỉ bao gồm các yếu tố hình thức mà còn phải chú trọng đến việc lựa chọn đúng chất liệu như ART7 để đảm bảo khả năng chịu tải lâu dài .

Kết nối với xu hướng phát triển bền vững

Trong bối cảnh hiện đại, nơi mà phát triển bền vững trở nên ngày càng quan trọng, việc áp dụng các sản phẩm thiên nhiên và tiên tiến như ART7 có thể góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Việc sử dụng các vật liệu bền vững trong xây dựng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên. Hơn nữa, điều này có thể mở ra những cơ hội mới trong phát triển công nghệ xanh, tạo ra một chu kỳ ưu việt cho môi trường và kinh tế .

Thông số vải địa kỹ thuật không dệt ART7 - 7kN/m

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 7
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 7.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 50
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 400
Grab Elongation Độ giãn dài khi bị kéo giật ASTM D 4632 % 60
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR DIN 54307 N 1200
Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng thanh BS 6906/6 mm 32
Trapezoidal Tear Strength Cường độ chịu xé rách BS 6906/3 l/m2/s 210
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn EN ISO 12956 micron 90
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước ASTM D 5261 g/m2 110
Pore Opening Size O90 Kích thước lỗ O90 ASTM D 5199 mm 1.0

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A

The post Thông số vải địa kỹ thuật không dệt ART7 – 7kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-khong-det-art7.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7214
Thông số vải địa kỹ thuật ART14 – 14kN/m https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art14-14kn.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art14-14kn.html#respond Thu, 22 Aug 2024 01:08:20 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7234 Thông số vải địa kỹ thuật ART14 giúp bạn đối chiếu chi tiết trong yêu cầu của dự án. Nhà cung cấp vải địa kỹ thuật Hưng Phú kinh nghiệm và uy tín 15 năm nay

The post Thông số vải địa kỹ thuật ART14 – 14kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số vải địa kỹ thuật ART14

Vải địa kỹ thuật ART14 là một sản phẩm chất lượng cao, được thiết kế với những thông số kỹ thuật ấn tượng. Cụ thể, vải này có cường độ chịu kéo lên đến 14 kN/m, trọng lượng là 175g/m2, độ dày P=2kPa đạt 1.5mm, và sức kháng thủng CBR lên tới 2100N 1. Những thông số này không chỉ giúp vải địa ART14 trở thành một lựa chọn lý tưởng trong các công trình xây dựng mà còn mở ra nhiều ứng dụng đa dạng.

Một trong những vai trò nổi bật của vải địa kỹ thuật ART14 là khả năng phân cách và gia cố nền móng trong các công trình xây dựng đường bộ, cầu cảng hay hầm Biogas. Chẳng hạn, khi xây dựng trên nền đất yếu, việc sử dụng vải địa ART14 có thể giúp ổn định cấu trúc, giảm thiểu tình trạng lún sụt và tăng cường độ bền cho công trình

Thông số vải địa kỹ thuật ART14 - 14kN/m

Bên cạnh đó, ART14 cũng có tính năng lọc và tiêu thoát nước hiệu quả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thoát nước tốt có thể ngăn ngừa tình trạng ngập úng trong khu vực xây dựng, từ đó bảo vệ các tài sản và công trình giá trị. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, khi mà thời tiết ngày càng trở nên khó lường và cực đoan.

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ sản xuất vải địa ART14 theo tiêu chuẩn Châu Âu chứng tỏ sự cam kết về chất lượng và an toàn trong ngành xây dựng. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến không chỉ cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, điều này phù hợp với xu hướng xây dựng bền vững hiện đại .

Thông số vải địa kỹ thuật ART14 - 14kN/m

Tuy nhiên, sự phát triển và ứng dụng của vải địa kỹ thuật như ART14 cũng cần phải xem xét ở khía cạnh kinh tế. Chi phí đầu tư ban đầu cho các loại vật liệu như vậy có thể cao hơn so với các phương pháp truyền thống, nhưng nếu xét về tính lâu dài và độ bền của công trình, thì đây chính là khoản đầu tư xứng đáng. Giống như việc đầu tư vào một chiếc xe hơi chất lượng cao: mặc dù chi phí ban đầu có thể lớn, nhưng lợi ích lâu dài về độ tin cậy và an toàn lại vượt xa mong đợi.

Thông số vải địa kỹ thuật ART14 - 14kN/m

  • Vải địa kỹ thuật ART14 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART14 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 14kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART14 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách 4mx175m = 700m2/Cuộn – Định Lượng:175g/m2
  • Bảng thông số vải địa kỹ thuật ART14 chi tiết kèm theo

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 14
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 14.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 45/75
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 790
Grab Elongation Độ giãn dài khi bị kéo giật ASTM D 4632 % 60
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR DIN 54307 N 2100
Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng thanh ASTM D4833 N 420
Trapezoidal Tear Strength Cường độ chịu xé rách ASTM D4533 N 340
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn BS 6906/6 mm 22
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước BS 6906/3 l/m2/s 130
Pore Opening Size O90 Kích thước lỗ O90 EN ISO12956 micron 90
Mass Per Unit Area Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 175
Thickness Độ dày ASTM D5199 mm 1.5

Bảng thông số vải địa kỹ thuật art14

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A  

The post Thông số vải địa kỹ thuật ART14 – 14kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art14-14kn.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7234
Thông số Vải địa kỹ thuật ART 20 – 20kN/m https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-20-20kn.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-20-20kn.html#respond Wed, 21 Aug 2024 04:39:06 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7246 Bảng thông số vải địa kỹ thuật ART20 chi tiết, giúp bạn đối chiếu các chỉ tiêu thí nghiệm cho dự án của mình. Hưng Phú nhà cung cấp vải địa uy tín

The post Thông số Vải địa kỹ thuật ART 20 – 20kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số Vải địa kỹ thuật ART 20

Vải địa kỹ thuật ART 20 là một trong những sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực xây dựng và ứng dụng hạ tầng. Với cường độ chịu kéo lên đến 20 kN/m, vải này không chỉ đơn thuần là một sản phẩm mà còn là một giải pháp cho nhiều vấn đề trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong việc xử lý nền đất yếu và cải thiện khả năng chịu lực của các công trình.

Thông số kỹ thuật của vải địa ART 20 bao gồm trọng lượng 255g/m² và độ dày khoảng 1.65mm đến 2.1mm tùy thuộc vào phiên bản. Đặc biệt, mức kháng xé hình thang đạt tới 440N và sức kháng thủng theo tiêu chuẩn CBR là 2900N, cho thấy khả năng chống lại sự tổn thương từ ngoại lực rất cao. Điều này có thể được so sánh với khả năng bảo vệ của một chiếc áo giáp: như một bộ giáp chắc chắn bảo vệ người lính khỏi các tác động bên ngoài, vải địa ART 20 giúp bảo vệ và ổn định nền móng cho các công trình xây dựng.

Thông số Vải địa kỹ thuật ART 20 - 20kN/m

Không chỉ dừng lại ở khả năng chịu lực, vải địa ART 20 cũng có độ dãn dài khi đứt lên tới 50-75%, điều này mang lại tính linh hoạt và khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Giống như một chiếc dây thun có thể co giãn nhưng không dễ dàng bị đứt, vải này đảm bảo rằng nó có thể “hòa hợp” với nền đất mà không gây ra sự hư hại bất ngờ.

Hơn nữa, ứng dụng của vải địa ART 20 không chỉ giới hạn trong các công trình xây dựng đường bộ hay cầu cảng, mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như xây dựng đường sắt và các công trình yêu cầu độ bền cao. Nhờ vào tính năng phân cách và ổn định nền móng yếu, vải địa này trở thành một lựa chọn phổ biến trong thiết kế và thi công, từ đó tạo ra một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả hơn.

Tóm lại, vải địa kỹ thuật ART 20 không chỉ là một sản phẩm với thông số kỹ thuật đáng chú ý mà còn mang lại nhiều giá trị thực tiễn trong ngành xây dựng. Điều này đặt ra câu hỏi về tương lai của vật liệu này trong các công trình lớn và phức tạp, khi mà nhu cầu về sự bền vững và khả năng chịu lực ngày càng tăng cao.

  • Vải địa kỹ thuật ART 20 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART 20 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 20kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART 20 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách 4mx150m = 600m2/Cuộn – Định Lượng:255g/m2
  • Bảng thông số vải địa kỹ thuật ART20 chi tiết kèm theo. Mời bạn tham khảo

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật

– Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật

– Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật

 – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật

 – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử

– Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật

– Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật

 – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật

– Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật

 – Phương pháp thử

– Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 20
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 20.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 50/75
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 1100
Grab Elongation Độ giãn dài khi bị kéo giật ASTM D 4632 % 60
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR DIN 54307 N 2900
Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng thanh ASTM D 4833 N 630
Trapezoidal Tear Strength Cường độ chịu xé rách ASTM D 4533 N 480
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn BS 6906/6 mm 17
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước BS 6906/3 l/m2/s 90
Pore Opening Size O90 Kích thước lỗ O90 EN ISO 12956 micron 80
Mass Per Unit Area Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 255
Thickness Độ dày ASTM D 5199 mm 2.1

Bảng thông số vải địa kỹ thuật art20

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A

Thông số vải địa kỹ thuật art 12: Đặc điểm, ứng dụng và lợi ích

The post Thông số Vải địa kỹ thuật ART 20 – 20kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-20-20kn.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7246
Thông số vải địa kỹ thuật ART15 – 15Kn/m https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art15-15kn.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art15-15kn.html#respond Wed, 21 Aug 2024 04:35:14 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7238 Bảng thông số vải địa kỹ thuật chi tiết nhất, giúp bạn đối chiếu các chỉ tiêu trong dự án của mình. Nhà cung cấp vải địa kỹ thuật uy tín Hưng Phú

The post Thông số vải địa kỹ thuật ART15 – 15Kn/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số vải địa kỹ thuật ART15

Vải địa kỹ thuật ART 15 là một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý hạ tầng giao thông. Với cường độ chịu kéo lên đến 15 kN/m, vải này không chỉ đảm bảo tính bền vững mà còn giúp tăng cường khả năng ổn định của các công trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong việc lót nền đường, kênh mương và các công trình thủy lợi.

Một trong những điều thú vị về vải ART 15 là việc nó được sản xuất từ sợi xơ polypropylene (PP) hoặc polyethylene (PE) qua công nghệ xuyên kim. Công nghệ này không chỉ tạo ra những tấm vải có cấu trúc chắc chắn mà còn cho phép chúng có khả năng chống rách và kháng thủng rất tốt, với độ giãn dài khi chịu tải lên đến mức nhất định trước khi bị phá hủy. Điều này giống như cách mà những chiếc áo giáp bảo vệ chiến binh trong trận đấu, giúp họ đứng vững trước thử thách.

Thông số vải địa kỹ thuật ART15 - 15Kn/m

Hơn nữa, vải địa kỹ thuật ART 15 còn được chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như ASTM D4595, đảm bảo rằng nó có thể sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Những ứng dụng này không chỉ giới hạn trong xây dựng đường bộ mà còn mở rộng ra cả cầu cảng, đường sắt và các công trình đòi hỏi sự ổn định cao.

Có thể nhìn nhận vải địa kỹ thuật ART 15 như một “người hùng thầm lặng” trong ngành xây dựng. Trong khi người ta thường tập trung vào các yếu tố nổi bật hơn như thiết kế hay vật liệu chính, thì vải ART 15 lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự an toàn và lâu bền của công trình. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng trong mỗi dự án xây dựng lớn, luôn có những thành phần nhỏ bé nhưng thiết yếu góp phần vào thành công chung.

Thông số vải địa kỹ thuật ART15 - 15Kn/m

Tóm lại, vải địa kỹ thuật ART 15 không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật mà còn mang lại giá trị vượt xa so với những gì vẻ ngoài của nó có thể truyền tải. Sự kết hợp giữa sức mạnh, độ bền và khả năng ứng dụng linh hoạt khiến nó trở thành một lựa chọn hàng đầu cho các kỹ sư và nhà thầu khi cần tăng cường nền móng cho các công trình xây dựng hiện đại.

  • Vải địa kỹ thuật ART 15 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART 15 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 15kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART 15 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách 4mx175m = 700m2/Cuộn – Định Lượng:190g/m2
  • Bảng thông số vải địa kỹ thuật ART15 chi tiết kèm theo mời bạn tham khảo

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 15
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 15.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 45/75
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 900
Grab Elongation Độ giãn dài khi bị kéo giật ASTM D 4632 % 60
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR DIN 54307 N 2400
Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng thanh ASTM D4833 N 475
Trapezoidal Tear Strength Cường độ chịu xé rách ASTM D4533 N 360
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn BS 6906/6 mm 21
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước BS 6906/3 l/m2/s 120
Pore Opening Size O90 Kích thước lỗ O90 EN ISO12956 micron 80
Mass Per Unit Area Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 190
Thickness Độ dày ASTM D5199 mm 1.5

Bảng thông số vải địa kỹ thuật art15

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A

Vải địa kỹ thuật ART12 sản phẩm nổi bật trong công tác địa kỹ thuật nền móng

The post Thông số vải địa kỹ thuật ART15 – 15Kn/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art15-15kn.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7238
Thông số Vải địa kỹ thuật ART 25 – 25kN/m https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-25-25kn.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-25-25kn.html#respond Wed, 21 Aug 2024 04:30:56 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7250 Thông số vải địa kỹ thuật ART25, ART20, ART12. Bạn có thể tìm trong bài viết và các chuyên mục của Hưng Phú - Nhà cung cấp vải địa uy tín

The post Thông số Vải địa kỹ thuật ART 25 – 25kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số vải địa kỹ thuật ART 25

Vải địa kỹ thuật ART 25 là một trong những sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là trong các dự án hạ tầng và cải thiện đất. Với cường độ chịu kéo đạt 25 kN/m, vải này không chỉ có khả năng chịu lực lớn mà còn cho thấy sự ổn định cao dưới áp lực. Đặc tính này khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những công trình yêu cầu sức mạnh và bền bỉ, như nền móng hoặc lớp bảo vệ cho các cấu trúc chống thấm.

Điểm thú vị khác về Vải địa kỹ thuật ART 25 là trọng lượng của nó, khoảng 315g/m2 và độ dày từ 2.0mm đến 2.5mm tùy thuộc vào từng ứng dụng. Điều này không chỉ mang lại tính linh hoạt khi thi công mà còn giúp dễ dàng kiểm soát việc lắp đặt và đảm bảo tính hiệu quả trong việc thoát nước, nhờ hệ số thấm nước ở 100mm đạt tiêu chuẩn.

Thông số Vải địa kỹ thuật ART 25 – 25kN/mThêm vào đó, thông số kháng xé hình thang lên đến 520N và sức kháng thủng CBR đạt 4500N cho thấy ART 25 có thể áp dụng trong nhiều tình huống thực tế, từ việc gia cố đất yếu đến bảo vệ màng chống thấm trong các dự án phức tạp như hầm Biogas. Mối tương quan giữa các thông số này cho phép chúng ta hình dung rằng, nếu ART 25 được sử dụng đúng cách, nó có thể tăng cường đáng kể tuổi thọ và hiệu suất của các công trình xây dựng.

Một khía cạnh thú vị khác là sự phù hợp của vải này với các yêu cầu môi trường. Sản phẩm được sản xuất từ sợi polypropylen có ổn định hóa UV, giúp bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng mặt trời, điều mà nhiều loại vải khác không thể làm tốt bằng. Điều này không chỉ tăng cường tuổi thọ của vật liệu mà còn giảm bớt chi phí bảo trì trong thời gian dài.

  • Vải địa kỹ thuật ART 25 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART 25 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 25kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART 25 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách 4mx100m = 400m2/Cuộn – Định Lượng:35g/m2
  • Thông số vải địa kỹ thuật ART25 bảng chi tiết kèm theo

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 25
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 25.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 50/80
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 1500
Grab Elongation Độ giãn dài khi bị kéo giật ASTM D 4632 % 65
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR DIN 54307 N 4100
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn BS 6906/6 mm 11
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước BS 6906/3 l/m2/s 65
Pore Opening Size O90 Kích thước lỗ O90 EN ISO 12956 micron 70
Mass Per Unit Area Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 350
Thickness Độ dày ASTM D 5199 mm 2.5

Bảng thông số vải địa kỹ thuật art25

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A  

Thông số vải địa kỹ thuật art 12: Đặc điểm, ứng dụng và lợi ích

Vải địa kỹ thuật ART25: Giải pháp tối ưu cho công trình xây dựng bền vững

The post Thông số Vải địa kỹ thuật ART 25 – 25kN/m appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-25-25kn.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7250
Thông số vải địa kỹ thuật art 12: Đặc điểm, ứng dụng và lợi ích https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-12.html https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-12.html#respond Wed, 21 Aug 2024 04:27:01 +0000 https://www.vaidiakythuat.info/?p=7229 Thông số Vải địa kỹ thuật ART12 với cường độ chịu kéo 12 kN/m là một trong những giải pháp hiệu quả cho các công trình xây dựng hiện đại. Thông số kỹ thuật của loại vải này thể hiện rõ sự mạnh mẽ và độ bền cần thiết để chống lại áp lực và tác động từ môi trường. Cụ thể, vải có trọng lượng 155 g/m² và độ dày tương ứng khoảng 1.2 mm, cho thấy tính linh hoạt mà vẫn đảm bảo độ ổn định cao khi sử dụng trong các điều kiện khác nhau. Một điểm

The post Thông số vải địa kỹ thuật art 12: Đặc điểm, ứng dụng và lợi ích appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
Thông số Vải địa kỹ thuật ART12 với cường độ chịu kéo 12 kN/m là một trong những giải pháp hiệu quả cho các công trình xây dựng hiện đại. Thông số kỹ thuật của loại vải này thể hiện rõ sự mạnh mẽ và độ bền cần thiết để chống lại áp lực và tác động từ môi trường. Cụ thể, vải có trọng lượng 155 g/m² và độ dày tương ứng khoảng 1.2 mm, cho thấy tính linh hoạt mà vẫn đảm bảo độ ổn định cao khi sử dụng trong các điều kiện khác nhau.

Một điểm đáng lưu ý về vải địa kỹ thuật ART12 là khả năng kháng xé hình thang lên đến 300N và sức kháng thủng thanh là 350N. Những chỉ số này không chỉ chứng minh được khả năng chịu đựng của vải trước môi trường khắc nghiệt mà còn mở ra những cơ hội ứng dụng đa dạng, từ xây dựng đường bộ, cầu cảng đến gia cố nền móng trong xây dựng dân dụng.

Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là những thông số kỹ thuật, mà vải địa kỹ thuật ART12 còn phản ánh xu hướng phát triển bền vững trong ngành xây dựng. Việc sử dụng loại vải này không chỉ giúp tăng cường chất lượng công trình, mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên. Vải địa kỹ thuật có chức năng phân cách, ổn định và gia cố nền đất yếu, qua đó góp phần bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.

Hơn nữa, xét từ góc độ kinh tế, việc sử dụng vải địa kỹ thuật ART12 cũng có thể mang lại lợi ích lớn về chi phí. Giá thành hợp lý cùng với khả năng tối ưu hóa hiệu suất công trình sẽ giảm thiểu nhu cầu sửa chữa và bảo trì sau này. Điều này giống như việc đầu tư vào một chiếc xe hơi bền bỉ: mặc dù ban đầu có thể tốn kém hơn một chút, nhưng nếu xét đến thời gian dài hạn và chi phí vận hành, nó lại trở thành quyết định thông minh.

Thông số vải địa kỹ thuật art 12: Đặc điểm, ứng dụng và lợi ích

  • Vải địa kỹ thuật ART12 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt thuộc công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam sản xuất. Hưng Phú nhà cung cấp chính từ những năm 2008 cho đến nay.
  • Vải địa kỹ thuật ART12 với tên gọi của nó được đặt theo cường lực chịu kéo 12kN/m theo tiêu chuẩn thí nghiệm TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
  • Vải địa kỹ thuật không dệt ART12 có chức năng phân cách ổn định nền móng yếu trong các công trình xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng. Gia cố và bao bọc che chắn cho các công trình chống xói mòn đất sử dụng kết hợp với Rọ đá – Thảm đá trong công tác kè chống xói mòn sạt lở.
  • Quy cách 4mx225m = 900m2/Cuộn – Định Lượng:155g/m2
  • Thông số vải địa kỹ thuật art12 các thông tin chi tiết theo bảng sau đây

TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 8220, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định TCVN 8221, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8222, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xé rách hình thang TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-4, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kháng xuyên thủng thanh TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định áp lực kháng bục TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô

Physical properties Các chỉ tiêu cơ lý Test method Unit ART 12
Tensile Strength Cường độ kéo đứt ASTM D 4595 kN/m 12.0
Wide With Elongation at Break Độ giãn dài khi kéo đứt ASTM D 4595 % 40/65
Grab Tensil Strength Cường độ kéo giật ASTM D 4632 N 690
Grab Elongation Độ giãn dài khi bị kéo giật ASTM D 4632 % 60
CBR Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng CBR DIN 54307 N 1900
Puncture Resistance Cường độ xuyên thủng thanh ASTM D 4833 N 375
Trapezoidal Tear Strength Cường độ chịu xé rách ASTM D 4533 N 300
Cone Drop Đường kính lỗ rơi côn BS 6906/6 mm 24
Permeability at 100mm Head Hệ số thấm ở 100mm cột nước BS 6906/3 l/m2/s 145
Pore Opening Size O90 Kích thước lỗ O90 EN ISO 12956 micron 90
Mass Per Unit Area Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 155
Thickness Độ dày ASTM D 5199 mm 1.3

Bảng thông số vải địa kỹ thuật ART12

https://youtu.be/2uaG-SfvM0A  

The post Thông số vải địa kỹ thuật art 12: Đặc điểm, ứng dụng và lợi ích appeared first on HƯNG PHÚ.

]]>
https://www.vaidiakythuat.info/thong-so-vai-dia-ky-thuat-art-12.html/feed 0 Vải địa kỹ thuật ART - Tính năng và ứng dụng nonadult 7229