Giới thiệu bạt nhựa HDPE
Giới thiệu
Chào quý bạn trở lại chuyên trang Địa kỹ thuật nền móng và môi trường của Hưng Phú. Rất vui khi bạn ở đây. Hôm nay chúng tôi quyết định xuất bản một nội dung nói về xử lý Rác thải nhựa và vật liệu bạt nhựa HDPE. Một trong những giải pháp ứng dụng chúng thu gom rác thải khá phổ biến hiện nay.
Bạt nhựa HDPE cũng có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Là một trong những sản phẩm của quá trình Cracking từ dầu mỏ. Để bạn có thể tìm hiểu bạt nhựa HDPE là gì thì bạn có thể tham khảo trong chuyên mục Màng HDPE của chúng tôi.
Bài viết này nhằm thúc đẩy một hành động mà chúng ta cần phải thay đổi thói quen “xả rác” hằng ngày. Đó là thói quen bừa bãi với rác thải nhựa. Cụ thể là chai nhựa, bịch nilon và các sản phẩm từ nhựa khác mà chúng ta thường sử dụng hằng ngày.
Chúng tôi cũng cho thấy một bức tranh với mức độ nghiêm trọng tác động đến môi trường sống của chúng ta. Rác thải nhựa. Chúng là một sản phẩm “bao vây” con người hằng ngày, bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào đều liên quan đến nó.
Sản phẩm từ Dầu mỏ, nhiên liệu hóa thạch này có mặt khắp mọi nơi bởi tính tiện dụng của nó. Khi là sản phẩm nhựa. Chúng dễ dàng định hình bằng cách đúc, nén, gia nhiệt và tạo hình dễ dàng ở mọi góc độ khác nhau. Do đó chúng càng phổ biến và sản lượng của nó ngày càng tăng.
Nhưng yếu tố đó, với sản lượng hàng chục tỷ tấn trên một năm thải ra môi trường, trong đó không quá 10% được tái chế sử dụng lại. Vậy số còn lại chúng đi đâu? Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem mức độ nghiêm trọng của Rác thải nhựa tác động lên môi trường chúng ta như thế nào nhé.
Bạt nhựa HDPE và giải pháp xử lý rác thải nhựa
Bạn có thể bắt gặp rất nhiều lời khuyên từ các chuyên gia. Từ các tổ chức bảo vệ môi trường và khuyến nghị của nhiều chương trình hoạt động vì tài nguyên môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, cũng như trên thế giới. Đó là lời khuyên “hãy phân loại rác thải nhựa” ngay chính trong ngôi nhà bạn. Nhưng xem ra ở Việt Nam mình rất ít được chú ý đến.
Người ta tính rằng, số rác thải nhựa không được xử lý nhất là túi nilon và chai nhựa. Được thải trực tiếp ra đại dương hằng năm tính bằng đơn vị là Tỷ tấn. Một vài tài liệu cho rằng rác thải nhựa mà con người tổng hợp được tất cả các nhà máy hóa dầu trên thế giới bằng 1.600 tòa kim tự tháp Giza.
Cụ thể là một nghiên cứu tổng hợp từ kênh Địa lý Quốc gia (National Graphic) là sản lượng Nhựa từ năm 1950 đến nay, cứ trải qua một thập niên thì chúng tăng gấp đôi. Và đến năm 2018 đã có 9.2 tỷ tấn. Bạn có thể tượng tượng được 9,2 tỷ tấn nó lớn như thế nào rồi chứ?
Nhưng. Bạt nhựa HDPE dùng để xử lý rác thải nhựa như thế nào.? Bạt nhựa HDPE cũng có nguồn gốc từ Dầu mỏ. Nó là một sản phẩm của nhiên liệu hóa thạch. Nếu phải ngưng sản xuất và tổng hợp các chế phẩm từ nó. Bạt nhựa HDPE cùng chung số phận với các loại nhựa kia.
Rác thải nhựa có một đặc tính là khó phân hủy trong môi trường yếm khí, tồn tại trong nước và ở Đại dương lên đến hàng trăm năm. Nhưng nó lại dễ bị mục hóa dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng để phân hủy hoàn toàn nó là một điều rất khó khăn.
Việc dùng bạt nhựa HDPE không có gì mới ngoài việc thu gom rác thải nhựa và cô lập chúng lại trong một khu vực, trong một môi trường mà chúng ta mong muốn. Bạt nhựa HDPE này có đặc tính là chịu được ánh nắng mặt trời lên hàng chục năm nhờ hoạt chất kháng UV và than hoạt tính trong nó.
Màng chống thấm HDPE là một tên gọi khác. Và khi vật liệu này sử dụng trong việc chôn lấp rác thải, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên nó. Việc xử lý rác thải nhựa bằng cách cô lập chúng trong lòng đất hàng trăm năm.
Hãy nghe chúng tôi kể một câu chuyện.
Trước khi nhựa được phổ biến. Nó là một sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên. Người ta tìm thấy trong nghành khảo cổ học. Cho thấy nhựa được sử dụng từ rất sớm cách nay tận 3.500 năm. Một thời gian khá dài. Nhưng cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy nhựa được sử dụng lâu hơn con số đó.
Nhựa tự nhiên được ghi nhận là từ nguồn gốc của cây cao su. Nó được tổng hợp lại để làm một quả bóng bằng cao su có độ đàn hồi. Cho đến thế kỷ 19 và 20 bắt đầu xuất hiện một loại Nhựa tổng hợp được sản xuất bởi Celluloid và Bakelite được sử dụng trong nhiều thập kỷ.
Câu chuyện tổng hợp nhựa là một câu chuyện dài. Chúng được ghi nhận bởi rất nhiều tài liệu riêng biệt. Bài viết không thể hiện hết các góc nhìn cũng như mang tính khảo cứu. Mà chúng tôi chỉ tổng hợp một vài trường hợp Biểu trưng nhất của nó theo quan điểm của chúng tôi.
Trên toàn thế giới hiện nay. Cứ 50kg nhựa được sản xuất cho mỗi người và cứ sau 10 năm tính từ năm 1950, con số đó tăng gấp đôi. Vậy bạn tính xem dân số toàn cầu là bao nhiêu? Và sau khi sử dụng xong, rác thải nhựa đó đi về đâu.?
Và xin mời bạn tiếp tục câu chuyện với các mục sau đây.
Câu chuyện xử lý rác thải nhựa trên thế giới
Nguồn gốc của nhựa
Ở cấp độ phân tử, nhựa được cấu tạo từ Polyme. Đó là những “chuổi” dài linh hoạt của những hợp chất hóa học. Cấu trúc này cho phép nhựa linh hoạt trong việc định hình bằng cách Đúc, Định hình dưới sức nóng của nhiệt. Do đó chúng được chế tạo và sản xuất rất nhiều mặt hàng phục vụ cho cuộc sống.
Không như nhựa tổng hợp tự nhiên từ cao su không Lưu hóa. Hầu hết nhựa ngày nay là nhân tạo và có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch dầu mỏ. Dầu thô và khí tự nhiên là nguồn chính vì nó cho một giải pháp có giá thành rẻ hơn các nguyên liệu đến từ tự nhiên.
Nguyên liệu nhựa đến từ tự nhiên hầu hết là Cao su không lưu hóa
Có rất nhiều loại nhựa với tên gọi khác nhau. Nhưng việc sử dụng chúng sau khi đã đáp ứng các nhu cầu con người thì được gọi chung là Rác thải nhựa. HIện nay hầu hết con người chưa nhận thức hoặc “phớt lờ” những tác hại của việc sử dụng bao bì nhựa đối với môi trường.
Bước đầu tiên của việc sản xuất nhựa là khai thác dầu thô và khí tự nhiên từ mặt đất. Từ đó nhiên liệu hóa thạch được gửi đến nhà máy lọc dầu, nơi chúng được chuyển đổi thành một số sản phẩm. Bao gồm các khối Ethan từ dầu thô và propane từ khí tự nhiên.
Ethan và Propane sau đó được gửi đến nhà máy Cracker (Một dạng phản ứng hóa học gọi là Cracking). Phản ứng này biến đổi Ethan và propane thành Propylene. Bạn có thể xem minh họa sau:
Bạt nhựa HDPE hoặc các loại nhựa như PVC, PET, LDPE chúng đều được chế tạo một quy trình giống nhau từ việc khai thác đến thành phẩm. Bước thứ 4 này người ta trộn thêm một vài chất tạo thành Polyme để cho các phân tử nhựa dễ dàng đúc, nén, định hình với gia nhiệt dễ dàng hơn.
Những hạt nhựa này sau đó tạo hình và cắt nhỏ. Đây được gọi là hạt nhựa nguyên sinh. Chúng được đóng gói và gửi đi trên toàn thế giới để chế tạo các sản phẩm làm từ nhựa. Các hạt nhựa tiền sản xuất được gọi là Nurdles.
Các hạt Nurdles này sau đó được chuyển đến các nhà sản xuất. Và chúng được định hình hoặc đúc dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như nhựa PVC được làm thành các sản phẩm tấm trải sàn, chống thấm. Hạt nhựa HDPE thì được sản xuất Tấm bạt nhựa HDPE theo các hình thức cán nóng hoặc thổi…
Các loại nhựa được sản xuất nhiều nhất trong đó là PET và nhựa PE. Các túi nilon, chai nhựa. Bao bì nhựa sử dụng một lần trong các nghành công nghiệp thực phẩm. Trong thuốc trừ sau bảo vệ thực vật. CHúng cũng được sử dụng trong nghành công nghiệp Quốc phòng và thậm chí trong Hàng không vũ trụ.
Xử lý rác thải nhựa xảy ra như thế nào ?
Về tính tiện lợi và những đặc trưng của nhựa như chúng tôi cho bạn thấy ở trên. Sản lượng của nhựa tăng gấp đôi hằng thập kỷ. Do đó việc xử lý chúng trên toàn cầu được xảy ra như thế nào? Đây là một câu hỏi mà hiện nay rất nhiều thống kê vẫn chưa hoàn chỉnh được một con số cuối cùng.
Kênh National Graphic của Mỹ thống kê rằng. Nếu cứ có một nhà máy hóa dầu tổng hợp hạt nhựa. Thì cần phải có 1,5 Nhà máy xử lý số rác thải nhựa mà nó tạo ra. Thật kinh khủng. Nhưn g vẫn chưa hết. Hiện nay có bao nhiêu nhà máy hóa dầu trên thế giới.? Chúng ta không cần tính hoặc thống kê nữa. Chỉ cần lấy dân số toàn cầu nhân với 50kg nhựa cho 1 người.
Cũng kênh truyền hình này phỏng vấn rất nhiều ngư dân ở Vịnh Thái Lan, Philipin, và có cả những ngư dân từ bờ Tây nước Mỹ rằng. Họ đánh cá bằng cách kéo lưới lên thì trong đó 60% là rác thải nhựa và 40% là cá. Đôi khi không có cá, chỉ toàn là rác thải nhựa.
Phần lớn trong sản phẩm nhựa như bao bì nhựa sử dụng một lần, chai nhựa, ống hút tất tần tật đều là rác thải độc hại. Người ta khó mà tái chế được chúng bằng các phương pháp cơ lý hoặc công nghệ tiên tiến nhất hiện nay vẫn còn bế tắc. Loại này thường không được tái chế chiếm 40% sản lượng toàn thế giới.
Điều gì xảy ra với bao bì nhựa đối với động vật hoang dã ?. Thông thường những tác động của bao bì nhựa gây hại cho các loài động vật hoang dã trên cạn, dưới nước. Tác động của chúng lên những sinh vật này và gây ra những cái chết cho các loài vật ở tự nhiên.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng: Một vài sinh vật có khả năng phá vỡ vật liệu nhựa như Giun Sáp có thể ăn nhựa và thải ra phân sinh học. Một vài sinh vật tiêu hóa nhựa khác đó là vi khuẩn. Chúng ăn nhựa và thải ra phân. Làm giúp thời gian phân hủy nhựa từ hàng trăm năm xuống chỉ còn vài chục ngày hoặc vài tháng.
Những nghiên cứu khoa học này vẫn đang trong phòng thí nghiệm. Chúng chưa được phổ biến như một phổ cập xử lý rác thải nhựa trong quy mô công nghiệp. Cách xử lý phổ biến hiện nay là phân loại rác thải nhựa ngay trong hộ gia đình hay doanh nghiệp. Điều này được kêu gọi từ rất lâu và rất nhiều ở các Tổ chức bảo vệ môi trường.
Việc xử lý phân loại rác thải nhựa là rất khó khăn. Làm sao để tái chế lại nhựa PVC hoặc HDPE một cách riêng biệt. Cũng không thể nào nhận diện được rác thải từ bao bì nhựa PET được tách riêng với nhựa PE được. Như chúng tôi trình bày. Bao bì nhựa trong trường hợp sử dụng một lần 40% là không được tái chế lại.
HIện nay quy trình sản xuất nhựa sinh học được kêu gọi các nhà sản xuất quay trở lại. Người ta cho thấy rằng dù chi phí của loại nhựa có khả năng phân hủy trong vòng vài tháng này có giá thành đắt hơn 40% loại nhựa kể trên. Nhưng tác động vào môi trường và chi phí xử lý lại rẻ hơn 60%. Giải pháp này khá hoàn hảo nhưng đó là một câu chuyện của TƯƠNG LAI.
Bạt nhựa HDPE là một trong những sản phẩm nhựa từ Cracking hóa dầu. Nó cũng không thể phân hủy trong vòng 100 đến 500 năm. Nhưng hiện nay bạt nhựa HDPE vẫn là một giải pháp thu gom xử lý rác thải nhựa phổ biến nhất và chi phí rẻ nhất so với các phương án khác.
Các phương án xử lý rác thải nhựa hiện nay thông dụng nhất là – Đốt rác ở các lò công suất lớn và nhiệt độ cao – Chôn lấp vào lòng đất tạo yếm khí phân hủy – Đào hố dùng bạt nhựa HDPE để thu gom và cách ly với môi trường xung quanh.
Câu chuyện xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam
Bạt nhựa HDPE và câu chuyện xử lý rác thải ở Việt Nam
Bạn có thể bắt gặp một vài bài viết mà Hưng Phú từng xuất bản khá lâu rồi. Trong mục Dự Án bạn sẽ có một bài viết và là một giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau đối với Màng chống thấm HDPE hay còn gọi là bạt nhựa HDPE.
Như chúng tôi trình bày ở trên. Bức tranh toàn cảnh của việc xử lý rác thải nhựa tác động đến môi trường rất nghiêm trọng. Những giải pháp cho hiện tại cũng như tương lai. Nghành nhựa trên toàn cầu sẽ đối mặt với nhiều thách thức.
Nhiên liệu hóa thạch dầu mỏ giúp nền kinh tế toàn cầu tăng tốc nhanh chóng. Nhưng những hệ quả của nó để lại cũng không hề nhỏ. Bất cứ giải pháp nào cũng phải trả giá. Nhưng những nhà khoa học và những nhà quản lý có viễn kiến luôn cảnh báo chúng ta. Nghành nhựa trong tương lai cần phải có một cuộc cách mạng. Cần phải có những chế tài từ pháp luật và phải thay đổi một cách dứt khoát.
Ở Việt Nam thì sao? Chúng tôi viết những gì ở đây là từ những kinh nghiệm cung cấp vật liệu bạt nhựa HDPE trong công tác chôn lấp, thu gom và xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam trong hơn 15 năm qua. Nếu thế giới cứ 10 năm tăng sản lượng lên gấp đôi. Thì ở Việt Nam mỗi năm có thể cõng trên vai mỗi người ít nhất 50kg rác thải nhựa trên 1 năm. Gần 100 triệu dân thì con số đó không hề nhỏ, và không dừng lại đó, chúng ngày càng tăng lên nhanh chóng.
Hệ thống hành chính của Việt Nam được quản lý Tập quyền từ Trung Ương đến địa phương. Do đó những dự án dân sinh với kinh phí lớn, bao giờ cũng phải được từ Trung ương phê duyệt.
Điểm qua một vài bãi rác lớn nhất ở phía nam tính từ Tp.HCM về đến miền Tây là Cần Thơ. HCM có bãi rác Đa Phước và Củ Chi ở Cần Thơ có bãi rác Ô Môn hiện đang quá tải và Bãi rác nhỏ Cái Răng.
Hai bãi rác tiếp nhận trên 550 tấn rác mỗi ngày
KXLCT rắn ở xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ có tổng diện tích 5,1 ha. Mỗi ngày KXLCT rắn này tiếp nhận trên 300 tấn rác thải sinh hoạt. Nhà máy xử lý rác Ô Môn tiếp nhận và xử lý đốt khoảng 250 tấn rác/ngày, thu gom từ các quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Ô Môn. Những KXLCT rắn này đều sử dụng công nghệ chôn lấp và đốt không thu hồi năng lượng.
Tại Tp.HCM chúng tôi trích dẫn một tin tức như sau:
Tại kỳ họp bất thường của HĐND TP HCM về công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải ngày 11/6, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cho biết, Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo trong tháng 7 chủ đầu tư 4 khu xử lý rác Đa Phước, Vietstar, Tâm Sinh Nghĩa và Phước Hiệp phải mở cửa định kỳ cho người dân vào giám sát tình hình môi trường.
Tất cả các bãi xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam đều chung một đặc điểm là “niêm phong” và “chôn lấp”. Nghĩa là dùng bạt nhựa HDPE để cô lập nước rỉ rác trong một cái Hố rộng. Hoặc dùng màng chống thấm HDPE cô lập rác từng khối được nén chặt lại để chôn lấp.
Ở những bãi rác lớn như Tp.HCM hoặc Ô Môn Cần Thơ có kinh phí xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỷ đồng thì mới có máy đốt rác công suất lớn. Tuy vậy lượng đốt rác những nhà máy này vẫn chưa đáp ứng được với lượng thải ra hằng ngày của người dân.
Có nghĩa là công suất đốt của nhà máy chỉ tầm 550 tấn/ngày. Nhưng lượng rác thải nhựa của người dân lên đến 1000 tấn trên/ngày. Bạn có thể kiểm chứng những núi rác này bằng cách tra google hoặc dùng google map để định vị.
Tổ chức hành chính của Việt Nam là phân chia các cấp từ Tỉnh, Thành Phố, Huyện, Thị Trấn, Xã, Ấp. Việc xử lý môi trường ở Việt Nam nhất là việc xử lý rác thải nhựa. Không những nóng lên hàng ngày ở các đô thị. Mà còn ở các vùng nông thôn.
Những vùng này thường xây dựng các khu chôn lấp hoặc cô lập niêm phong bãi rác theo mật độ cư dân. Do đó mà có công suất tiếp nhận chúng ở những quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nhưng những công nghệ tiên tiến về việc xử lý rác thải nhựa như đốt, phân loại đều hoàn toàn vắng mặt.
Giải pháp thông thường nhất của các vùng nông thôn Việt Nam hiện nay là thu gom và niêm phong. Tuy vậy giá màng chống thấm HDPE hiện nay vẫn là một vấn đề về chi phí cho các vùng này vì còn khá đắt đỏ.
Bạn có thể tham khảo qua hình ảnh một dự án chôn lấp rác thải nhựa bằng cách trải bạt nhựa HDPE. Dự án do chúng tôi thực hiện cung cấp vật liệu, thi công hàn lắp đặt tại Huyện Mỏ Cày Nam thuộc Thành Phố Bến Tre. Công Suất tiếp nhận thu gom của bãi rác là 150 Tấn/ngày.
Dự án này làm tiêu tốn 7.000 m2 bạt nhựa HDPE và lắp đặt cùng với xử lý các chi tiết ống thu gom nước rỉ rác. Ống thoát khí và các hố ga kỹ thuật. Thời gian thực hiện lắp đặt bạt nhựa HDPE là 5 ngày.
Tương lai nào cho ngành nhựa
Những sản phẩm từ dầu mỏ nói chung và nhựa nói riêng. Bất cứ là hình thái nào cũng mang lại các hiệu ứng tiêu cực cho môi trường sống của con người. Nhiên liệu hóa thạch ngày này, con người dần thay thế bằng năng lượng tái tạo như mặt trời. Năng lượng điện gió.
Tương lai của ngành nhựa chắc chắn sẽ phải thay đổi. Nhưng nó diễn biến một cách chậm rãi. Bởi lẽ các cuộc “cách mạng” chỉ mới bắt đầu từ những dự án nhỏ lẻ. Từ các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu có viễn kiến.
Xử lý rác thải nhựa là một điều bất khả. Giải pháp dùng bạt nhựa HDPE một trong những sản phẩm của Hóa dầu để cô lập. Chỉ là giải pháp tạm thời và không bền vững. Nghành nhựa trong tương lai phải là tổng hợp từ tự nhiên, sinh học hóa sản phẩm. Đó là một điều tất yếu.
Nhưng đó là một phần của tương lai. Vấn đề trước mắt vẫn phải đang xử lý rác thải nhựa và thế giới đang kêu gọi thay đổi hành vi và thái độ với nó hàng ngày. Chúng tôi cũng là một trong những doanh nghiệp luôn đồng hành với những giá trị đó. Hãy bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Lời kết
Con số 9.2 Tỷ tấn nhựa được tạo ra trên toàn thế giới theo thống kê của National Graphic cho đến năm 2018. Nhưng năm nay đã là năm 2020 rồi. Trong hai năm trở lại đây con số không còn dừng lại ở đó.
Mỗi sáng bạn đi làm, ghé vào bên đường mua một ly cafe hoặc mua một ổ bánh mì. Trên tay của bạn chắc chắn có rác thải từ bao bì nhựa sử dụng một lần. Bạn thử nghĩ xem. Nếu chúng ta không sử dụng chúng nữa. Thói quen thay đổi và hành vi phản ứng với nó rất khó chịu. Nhưng bỏ nó vào đúng chổ là điều mà bạn và tôi cần làm đầu tiên trước khi nói đến các vấn đề khác.
Nhìn quen mắt, nghe quen tai và ngửi quen mũi. Chúng ta “phớt lờ” với rác thải nhựa. Nhưng hậu quả nó mang lại thật khủng khiếp. Khi chúng tôi viết những dòng ngày. Đòi hỏi khảo cứu dữ liệu, tham khảo những giải pháp và những lài liệu mà chúng tôi khảo cứu còn “kinh khủng” hơn nhiều lần những gì bài viết này nói đến.
Rác thải nhựa trong tương lai gần tầm một thập niên nữa. Nếu không có giải pháp sinh hóa. Chúng làm cho môi trường không khí không thở được. Đất đai không trồng trọt được, nước không uống được, và chúng ta cũng đã chứng kiến những căn bệnh chưa từng có, những căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến.
Chưa có bằng chứng nào cho thấy môi trường ô nhiểm, không khí và nguồn nước ô nhiễm mang lại sao? Nói như thế là thiếu trách nhiệm. Lúc đó chúng ta phải trả một cái giá rất đắt cho những “tiện lợi” và những hành vi thiếu suy nghĩ. Bạn nhìn vào đâu mà không thấy rác thải nhựa?
Xin cám ơn bạn đã theo dõi đến đây. Và chúc một ngày tốt lành bình an.